Chăm sóc - sử dụng2023-06-24

4 kế hoạch chăm sóc bệnh nhân có hậu môn nhân tạo

Van Chi

TOPCONS

Tư vấn & Thiết kế chuyên nghiệp

Người đeo hậu môn nhân tạo và những điều cần lưu ý khi lập kế hoạch chăm sóc một cách hợp lý để phòng tránh những biến chứng không đáng có.

Để quyết định xem người bệnh cần phải đặt hậu môn giả vĩnh viễn hay tạm thời. Bác sĩ sẽ theo dõi các tình trạng bệnh lý của bệnh nhân để đưa ra lựa chọn phù hợp. Trong quá trình đeo túi, cả người nhà và người bệnh cần phải biết cách chăm sóc hợp lý nhằm tránh những biến chứng có thể xảy ra.

>> Xem thêm Những biến chứng thường gặp khi đeo hậu môn nhân tạo.

Tại sao cần có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân có hậu môn nhân tạo?

Khi đại tràng, trực tràng hoặc hậu môn không có khả năng hoạt động bình thường, vì bệnh hay chấn thương. Chúng cần thời gian để nghỉ ngơi và cơ thể phải có một cách khác để loại bỏ chất thải. Hậu môn giả được xem là lựa chọn hữu ích giúp kết nối ruột với bề mặt của bụng.

Giải pháp này cung cấp con đường mới giúp các chất và khí thải bài tiết ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, để tránh trường hợp nhiễm trùng hoặc lở loét. Người nhà cần có kế hoạch chăm sóc người bệnh một cách hợp lý và đúng đắn. Hãy cùng điểm qua những bước quan trọng dưới đây nhé.

Bảo vệ phần da xung quanh

Để chăm sóc hậu môn nhân tạo, bạn cần sử dụng các loại túi phù hợp với cả tình trạng bệnh lý và làn da của bệnh nhân.

1. Chọn sản phẩm túi có đế dán với kích thước phù hợp

Phần đế dán quá lớn có thể làm tổn thương vết phẫu thuật, gây sưng hoặc lở loét.

2. Thay túi đựng chất thải thường xuyên

Tập cho người bệnh lịch thay túi trong quá trình chăm sóc để tránh rò rỉ và kích ứng da.

3. Thận trọng trong thao tác tháo túi

Người nhà cần cẩn thận tháo túi ra khỏi da và không tháo túi nhiều hơn một lần một ngày trừ khi có vấn đề khẩn cấp.

4. Luôn vệ sinh sạch vùng da quanh

Làm sạch phần da xung quanh bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Lưu ý lau khô da hoàn toàn trước khi đeo băng.

5. Quan sát kỹ tới dấu hiệu của da

Các triệu chứng khó chịu trên da người bệnh có thể xuất hiện sau vài tuần, vài tháng hoặc nhiều năm sau khi làm phẫu thuật. Người nhà nên lưu ý chọn những sản phẩm từ nhãn hiệu uy tín để đảm bảo an toàn.

Nên làm rỗng túi định kỳ

Trong quá trình chăm sóc người bệnh, người nhà cần định kỳ làm rỗng túi hậu môn nhân tạo. Những loại túi khác nhau sẽ có thời hạn sử dụng khác nhau nên người dùng cần đọc hướng dẫn thật kỹ trước khi sử dụng.

Người nhà nên lưu ý thay túi vào những thời điểm nhất định trong ngày. Tốt nhất là trước khi ăn uống hoặc sau khi ăn 1 tiếng. Khi chất thải đầy khoảng ⅓ đến ½ túi thì nên làm rỗng túi để tránh bị phồng hoặc rò rỉ.

Chọn trang phục hợp lý cho người bệnh

Với người bệnh có hậu môn giả, người nhà nên chọn những loại quần áo đáp ứng những tiêu chí sau:

·      Không bị lộ túi khi mặc quần áo

·      Chọn những loại đồ lót có đai thun để không làm ảnh hưởng đến vết thương

·      Chọn những loại đai quấn bụng thiết kế cho người có hậu môn nhân tạo

·      Không nên chọn những loại quần áo bó sát, tạo cảm giác khó chịu cho người mặc

·      Chọn những loại áo thun rộng có khả năng thấm hút mồ hôi cơ thể, đảm bảo không để phần túi nhựa tỳ trực tiếp vào da.

Sử dụng sản phẩm túi hậu môn an toàn

Dù là bệnh nhân đeo hậu môn giả tạm thời hay vĩnh viễn thì người nhà nên chọn những loại sản phẩm phù hợp, an toàn. Chúng tôi cung cấp hai loại túi hậu môn thoải mái cho người dùng chọn tùy vào nhu cầu sử dụng.

Túi hậu môn nhân tạo dùng một lần Coconut

Sản phẩm được làm từ chất liệu màng nhựa chống mốc và keo dán acrylic. Đảm bảo gây mềm dịu với làn da của người dùng, không gây kích ứng khó chịu. Túi được thiết kế có màu be, đáp ứng theo tiêu chuẩn ISO.

>> Xem thêm thông tin về sản phẩm tại đây

Túi hậu môn nhân tạo dùng nhiều lần Kiwi

Với sản phẩm túi Kiwi, người bệnh có thể sử dụng từ 3 đến 7 ngày. Tuy nhiên, không được sử dụng quá 7 ngày bởi dễ bị phồng, gây rò rỉ. Túi Kiwi được làm từ màng nhựa chống mốc và đế hydrocolloid dễ dàng sử dụng cho người dùng.

Bên cạnh đó, sản phẩm cũng được thiết kế sao cho người dùng có thể cắt đế có kích thước vừa vặn. Điều này giúp cho người bệnh yên tâm sử dụng, không lo lắng tình trạng bị phồng túi. Khi đầy túi khoảng ⅓ hoặc ½ túi, người dùng có thể mở khóa xả chất thải và sử dụng tiếp.

>> Xem thêm thông tin về sản phẩm tại đây

Tổng kết

Chúng tôi đã giới thiệu cho bạn 4 bước kế hoạch chăm sóc bệnh nhân có túi hậu môn nhân tạo. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ đem đến cho người dùng những kiến thức nhất định để chăm sóc cho người thân yêu của mình. Nếu bạn đọc còn có những thắc mắc liên quan về vấn đề này, hãy truy cập website của chúng tôi để được tư vấn và giải đáp.

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé.

Miền Bắc

Hotline: 0924.358.702

Trụ sở: 293 Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội

Email: info@haumonnhantaovn.com

Miền Nam

Hotline: 0901.760.700

Chi nhánh: 612 Trương Công Định, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Email: info@haumonnhantaovn.com